Vinh danh Trần_Quang_Khải

Chính sử không chép rõ Trần Quang Khải tham gia trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 3 như thế nào. Sau chiến thắng này, triều đình luận công ban thưởng, Trần Quốc Tuấn có công lớn nhất, được phong tước Đại vương. Trần Quang Khải cũng được xếp công thần hạng nhất.

Đất nước hòa bình, Quang Khải tiếp tục ở ngôi Thái sư, cùng Thái úy Tá Thiên Đại vương Trần Đức Việp (con trai thứ của Trần Thánh Tông) cai quản việc nước.[17]

Ngày 3 tháng 7 âm lịch năm Hưng Long thứ hai (tức 26 tháng 7 năm 1294) đời Trần Anh Tông, ông qua đời[6]. Vợ ông là Phụng Dương công chúa đã mất trước đó 3 năm. Ông bà được chôn cất tại thái ấp của mình, được thờ làm Thành hoàng làng Cao Đài.[5]

Sinh thời, Trần Thánh Tông có làm bài thơ ca ngợi công lao của ông:

赠陈光启...一代功名天下有,两朝忠孝世间无。Tặng Trần Quang Khải...Nhất đại công danh thiên hạ hữu,Lưỡng triều trung hiếu thế gian vô.Tặng Trần Quang Khải...Công danh một thuở còn bao kẻ,Trung hiếu hai triều chỉ một ông.Bản dịch của Huệ Chi[1]

Sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục do sử thần Đại Nam thời Nguyễn soạn cũng đánh giá về Trần Quang Khải:

"Quang Khải lúc làm tướng võ, lúc làm tướng văn, giúp vương nghiệp nhà Trần, uy danh ngang với Quốc Tuấn."

— Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục[18]

Con ông là Văn Túc vương Trần Đạo Tái cũng rất có tài văn học, được Thượng hoàng Trần Nhân Tông ưu ái hơn các em thúc bá khác, nhưng đáng tiếc mất sớm.[6]

Trần Quang Khải được người dân Việt Nam lập đền thờ ở một số nơi; như tại đình làng Phương Bông, ngoại thành thành phố Nam Định. Tại Phường Bông cũng lưu lại điệu múa "bài bông" được người dân ở đây cho là khởi xướng bởi Trần Quang Khải trong tiệc "Thái bình diên yến" do Trần Nhân Tông tổ chức sau khi chiến thắng quân Nguyên.[19][20] Tại đền Thái ViHoa Lư, Ninh Bình ông cùng với Trần Hưng Đạo được đúc tượng phối thờ trong hậu cung cùng với các vị vua nhà Trần.

Tên ông được đặt cho nhiều đường phố như tại: thị xã Quảng Yên, thành phố Đồng Hới, thành phố Nha Trang...